Một trong những hạn chế chính của phương tiện giao thông công cộng là lộ trình cố định và điểm đón trả khách không thay đổi. Nếu điểm cần đến như nhà riêng, văn phòng cách xa trạm dừng thì hành khách phải di chuyển thêm một đoạn khá xa.
Vì vậy, tại các quốc gia và vùng lãnh thổ có hệ thống xe buýt hay tàu điện (metro) phát triển, người dân thường dùng thêm phương tiện cá nhân để hỗ trợ di chuyển. Phổ biến nhất là xe đạp gấp.
Tuy nhiên, các hệ thống tàu điện ngầm trên thế giới không có sự thống nhất về quy định đối với việc mang theo xe cá nhân.
Nhằm khuyến khích người dân đi tàu điện, nhiều thành phố lớn có quy định rõ ràng để vừa hỗ trợ cho nhóm hành khách sử dụng xe đạp, vừa tránh gây ảnh hưởng đến những người khác.
Chẳng hạn, hệ thống tàu điện ngầm MTA tại thành phố New York (Mỹ) có các quy tắc khá dễ chịu dành cho người đi xe đạp gấp khi phương tiện cá nhân này không bị giới hạn kích thước hay cân nặng. Ngoài ra, xe đạp gấp gọn có thể sử dụng lối đi qua trực tiếp cửa kiểm soát nếu kích thước vừa vặn.
Một vài lưu ý khác dành cho người dùng xe đạp đi tàu điện ngầm còn có lên/xuống tàu cuối cùng, chỉ được dẫn bộ trong khu vực ga tàu và lối đi bộ của hệ thống tàu điện và ưu tiên chọn toa đầu hoặc cuối khi đi tàu.
Ở London với hệ thống tàu điện DLR, hành khách có thể mang theo xe đạp gấp bất kỳ lúc nào và không tốn thêm tiền vé. Tuy nhiên, loại xe đạp thân cứng bị hạn chế vào 2 khung giờ cao điểm sáng và chiều của các ngày trong tuần, từ thứ hai đến thứ sáu, ngoại trừ ngày lễ.
Quy định gần tương tự được áp dụng tại thành phố Munich của Đức đối với xe đạp đi trên đoàn tàu sắt đô thị và tàu điện ngầm thuộc hệ thống MVV. Ngoại trừ xe đạp gấp và loại xe đạp có cỡ lốp nhỏ hơn 20 inch được miễn phí, các kiểu xe đạp khác cần mua vé ngày cho xe đạp tại các máy bán vé tự động.
Tại các thành phố châu Á như Singapore, Bangkok, Hong Kong hay Đài Bắc, hành khách có thể mang theo xe đạp gấp lên tàu điện miễn phí khi đáp ứng các quy định của ban quản lý hệ thống metro.
Chẳng hạn kích thước xe phải nhỏ gọn (tối đa 120 x 70 x 40 cm ở Singapore) nhằm không gây ảnh hưởng cho người khác, không tham gia lưu thông vào giờ cao điểm (chỉ được mang xe đạp đi tàu từ 10h đến 16h ở Đài Bắc)...
Tại Nhật Bản, nơi có hệ thống tàu điện và tàu cao tốc hiện đại bậc nhất thế giới, xe đạp có thể được mang lên tàu theo dạng hành lý xách tay. Để được phép đưa xe đạp gấp di chuyển trên tàu điện hay tàu cao tốc, loại xe 2 bánh phải được bao bọc trong một chiếc túi có tên gọi rinko. Trang bị này hành khách phải tự chuẩn bị nếu muốn đem theo xe đạp trên tàu.
Nguồn: https://znews.vn/cac-nuoc-quy-dinh-the-nao-ve-viec-mang-xe-dap-len-tau-dien-cong-cong-post1276634.html
Ngày đăng: 20/11/2024
Xe tìm đúng chủ, đúng nhu cầu mới được xem trọng. 16inch hướng đến sự giản đơn,...
Ngày đăng: 29/08/2024
FNHON là thương hiệu nội địa Trung Quốc được phát triển bởi Cty TNHH Fengxing, tại sao FNHON lại được nhiều người quan tâm tr...
Ngày đăng: 17/05/2024
Moay-ơ âm trục Sturmey-Archer và Brompton có phải cùng một nhà máy sản xuất?
Ngày đăng: 31/03/2024
Phân tích những lý do phù hợp khi lựa cho mua xe đạp gấp nhật bãi
Ngày đăng: 08/10/2023
Fnhon nổi tiếng chuyên thiết kế khung gấp theo tiêu chuẩn Châu Âu, thương hiệu Fnhon có nguồn gốc xuất xứ từ đâu?
Ngày đăng: 27/02/2023
Lỗi cơ bả của Litepro from Brompton khi nhận hành từ hãng và hướng dẫn cách chú ý khắc phục
Ngày đăng: 27/02/2023
Thống kê những địa điểm cung cấp xe đạp gấp uy tín tại Tp.HCM
Ngày đăng: 02/12/2022
Mẫu xe đạp gấp theo form Brompton Anh Quốc nổi tiếng, Litepro 16in 2x3 tốc độ 2022 với chất lượng phân khúc cao cùng nhiều sắc màu nổi bật cho người s...
Ngày đăng: 18/11/2022
LITEPRO là một thương hiệu nổi tiếng sản xuất xe đạp gấp và phụ kiện hàng đầu tại Trung Quốc với tiêu chuẩn công nghệ của cả Châu Á và Châu Âu.
Ngày đăng: 21/05/2022
Xe đạp gấp HACHIKO HA06 là mẫu thiết kế mới nhất của hãng HACHIKO được người tiêu dùng chờ đợi nhất vào năm 2022. Với si...